25 nguyên tắc khi chăm sóc trẻ

Các chuyên gia nhi khoa đã đúc kết 25 nguyên tắc quan trọng nhất dưới đây để bảo vệ và chăm sóc em bé.

 

  1. Nuôi con bằng sữa mẹ

Bú sữa mẹ càng lâu bao nhiêu, bé càng được khỏe mạnh bấy nhiêu. Vì trong sữa mẹ chứa những dưỡng chất giúp sức đề kháng của bé phát triển chống lại chứng dị ứng và những căn bệnh truyền nhiễm.

 

  1. Tiêm vắc-xin

Muốn giữ sức khỏe của con thật tốt, bạn cần đưa bé đến bác sĩ để tiêm phòng đúng ngày. Vắc-xin sẽ giúp cơ thể trẻ tự tạo miễn dịch với những chứng bệnh phổ biến. Cũng đừng lo lắng quá vì chúng rất an toàn!

 

  1. Giữ ngôi nhà của bạn thật an toàn với trẻ

Những ca nhập viện trẻ em thường là do tai nạn bất ngờ và hơn phân nửa số đó xảy ra ở ngay tại nhà. Vậy nên đừng bao giờ để bé ở một mình, đặt những vật dụng nguy hiểm xa khỏi tầm tay chúng và trang bị thêm những thiết bị hỗ trợ như cửa chắn cầu thang, chuông báo cháy…

 

  1. Pha sữa đúng cách

Những lúc sữa mẹ không đáp ứng đủ, hãy thật cẩn thận trong việc cho bé bú sữa bình. Tránh pha sữa quá loãng sẽ khiến sữa không cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể trẻ. Ngược lại, nếu pha sữa quá đặc sẽ làm cho thận trẻ hoạt động quá sức.

 

  1. Thật cẩn thận trong cách ăn uống của chính bạn

Khi cho con bú, bạn đã truyền tất cả những gì mình hấp thụ sang cơ thể trẻ thông qua sữa mẹ. Vậy nên hãy tránh sử dụng thức uống chứa caffeine hay rượu. Tự hạn chế mình ở mức dùng chỉ 2 hoặc 3 cốc trà, cà phê hoặc một cốc rượu nhỏ mỗi ngày. Tránh cho trẻ bú từ 2 – 3 tiếng sau khi uống, để cơ thể bạn đủ thời gian loại bỏ chất cồn ra ngoài. Đồng thời việc hút thuốc cũng làm tăng hàm lượng caffeine trong sữa mẹ nữa đấy!

 

  1. Luôn có sẵn paracetamol trong nhà

Si-rô paracetamol giúp bé hạ sốt. Nếu bạn còn băn khoăn về liều lượng dùng cho con, hãy nhờ bác sỹ tư vấn, điều đó cũng phụ thuộc vào cân nặng của bé nữa. Đừng tự ý cho con bạn dùng thuốc khi bé còn dưới 3 tháng.

 

Phải chú ý ngay khi nhiệt kế chỉ ra nhiệt độ cơ thể con bạn đang quá cao: 38oC đối với trẻ dưới 3 tháng, 38.3oC với trẻ từ 3 – 6 tháng và 39.4oC cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Ngoài ra còn có những biểu hiện nguy hiểm bất thường khác như bé không phản ứng lại sự trêu đùa của bạn hoặc xuất hiện những nốt phát ban trên da.

 

  1. Giấc ngủ thật sâu

Trẻ em dưới 2 tuổi cần ngủ 13 tiếng mỗi ngày: 10 tiếng cho giấc ngủ buổi tối và thêm 1 hay 2 tiếng cho giấc ngủ trưa trong ngày.

Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ em. Trong lúc ngủ, hormone tăng trưởng được giải phóng, chất dinh dưỡng được hấp thụ và lượng kiến thức sẽ được não bộ xử lý, củng cố. Ngủ hay nghỉ ngơi cũng giúp bé nâng cao sức đề kháng. Những đứa trẻ thường xuyên bỏ giấc có khuynh hướng dễ lây các bệnh truyền nhiễm, rất dễ cáu kỉnh, hiếu động quá mức, thiếu tập trung và không phát triển kỹ năng xã hội đầy đủ.

 

  1. Thường xuyên vui đùa với bé

Tiếng cười kích thích phát tán endorphin, chất giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Nụ cười là liều thuốc tốt nhất, nó xoa dịu căng thẳng và giúp chữa lành cả lý trí, thể xác và tâm hồn và không thể thiếu khi nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ . Sự lạc quan giúp vấn đề khó khăn trở nên đỡ căng thẳng hơn. Tiếng cười có sức lan truyền và giúp cổ vũ tinh thần những ai đang ở xung quanh bạn.

 

Và điều quan trọng nhất, hãy tự vấn mình rằng, đừng làm bất cứ việc gì trở nên quá trầm trọng. Hãy cứ nhẹ nhàng đi, rồi hoàn cảnh xung quanh cũng sẽ như thế mà!

 

  1. Tập cho bé ngủ đúng giờ

Để cải thiện giấc ngủ, trẻ em cần tập ngủ đúng giờ giấc từ khi còn nhỏ. Hãy thử tập cho bé một chu kỳ như sau cho mỗi đêm: uống 1 cốc sữa, đánh răng, rửa mặt, thay quần áo ngủ, chúc ngủ ngon, nghe một câu chuyện ngắn, dỗ dành và từ từ tắt đèn. Hãy luôn khuyến khích con bạn tự đi ngủ và ngủ ở giường riêng của chúng.

 

  1. Rửa tay sạch

Tập thói quen rửa tay thật sạch trước và sau khi ẵm bé, đề phòng trường hợp bạn có thể lây nhiễm vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm cho bé, hoặc từ tã của bé sang cho người khác.

 

  1. Tận hưởng những buổi đi dạo

Đưa con đi hóng mát trong một bầu không khí trong lành sẽ giúp rất nhiều trong việc phát triển cảm xúc của trẻ, bé sẽ trở nên vui vẻ hơn. Bạn cũng có thể tận hưởng cho riêng mình những khoảnh khắc ấy. Đó cũng là một cách để thư giãn đấy!

 

  1. Dùng thực phẩm tươi

Hoa quả hay trái cây tươi là những thứ rất tốt cho sức khỏe của trẻ, ăn tươi giúp cơ thể bé hấp thụ chất dinh dưỡng và vitamin nhiều hơn khi được nấu chín.

 

  1. Bỏ hút thuốc

Để con bạn hít phải khói thuốc lá làm gia tăng khả năng đột tử và gây ra những vấn đề thật sự nghiêm trọng về hô hấp, kể cả bệnh hen suyễn.”- Bác sĩ Su Laurent,Chuyên viên phụ khoa M&B.

 

  1. Cho con uống nhiều nước

Dỗ ngọt và động viên con bạn tập thói quen uống nước lọc mỗi khi khát cho đến khi bé ngưng bú mẹ. Tránh việc đưa những đồ ăn thức uống có chứa đường vào khẩu phần của bé hết mức có thể. Điều đó sẽ giúp bé định hình khẩu vị và từ chối những đồ ăn ngọt.

 

  1. Chú ý đến mọi sự phát triển trong cơ thể bé

Những vấn đề với thị lực, thính giác hay những phát triển tổng quát sẽ dễ dàng được chữa trị hơn nếu chúng được phát hiện sớm.

 

  1. Tập cho bé vận động nhiều

Ngay khi trẻ biết cử động, hãy động viên con càng năng động càng tốt. Ở lứa tuổi này, hoạt động là rất quan trọng để giúp tim, cơ chân tay và phổi phát triển tốt.

 

  1. Thường xuyên mát-xa cho bé

Xoa bóp còn liên quan đến việc giúp bé tăng cân vì bạn sẽ giúp chúng cảm thấy thoải mái hơn từ đó giấc ngủ được tốt hơn.”- Tan Lay Kean, chuyên viên vật lý trị liệu thuộc chương trình Mát-xa trẻ em bệnh viện Parkway – Singapore. Xoa bóp cho bé cũng là 1 cách để bạn thể hiện tình yêu và sự chăm sóc em bé. Việc này cũng giúp thắt chặt hơn sợi dây tình cảm giữa cha mẹ và con cái, khi nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng mát-xa còn giúp xoa dịu cơn đầy hơi, đau bụng, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và kích thích hệ tiêu hóa của trẻ.

 

  1. Đừng quên rau xanh

Những loại rau xanh như rau bi-na (spinach) hay cải xanh là nguồn cung cấp vitamin rất tốt cho sự phát triển của trẻ. Chúng cũng chứa cả can-xi giúp xương và răng bé chắc hơn.

 

  1. Phơi nắng

Ánh sáng mặt trời rất tốt giúp bé phát triển hệ xương chắc chắn, nhưng hãy bôi cho bé một lớp kem chống nắng ở mức 15 – mức bảo vệ nhẹ nhàng nhất. Tuy nhiên, hãy tránh ánh nắng gắt buổi trưa và chiều chiếu trực tiếp lên da bé.

 

  1. Âu yếm bé nhiều hơn

Hãy mang đến cho con bạn cảm thấy được yêu thương, che chở, an toàn. Hãy ôm bé vào lòng bất cứ lúc nào bạn có thể khi đang đọc sách, chơi đùa hay xem ti-vi.

 

  1. Cẩn thận khi dùng muối

Đừng cho muối hay bất cứ gia vị nào vào thức ăn của bé cho đến sau khi bé 10 tháng tuổi, vì thận bé chưa thể lọc natri hiệu quả được. Thậm chí đến khi con lớn hơn cũng nên hạn chế những thức ăn quá mặn như phô mai, thịt muối hay bánh snack tẩm gia vị để tránh việc bé thích khẩu vị mặn.

 

  1. Giúp con mát mẻ

Nếu con bạn bị sốt, hãy giữ mát cho bé. Một chiếc áo pyjamas cũng đủ rồi, không cần thêm áo khoác đâu.

 

  1. Đừng cai sữa quá sớm

Trong sáu tháng đầu đời, sữa mẹ là tất cả những gì bé cần. Nếu bạn muốn bé cai sữa sớm hơn, hãy tham vấn ý kiến của Bác sĩ phụ khoa.

 

  1. Bảo vệ tai trẻ

Loại trừ những nguy cơ nhiễm trùng tai cho con bằng cách luôn giữ cho tai bé khô thoáng hết mức có thể. Thấm khô tai bé bằng bông gòn, nhưng tránh dùng tăm bông.

 

  1. Khẩu phần ăn: được và không được

Để ngăn chặn chứng béo phì từ lúc nhỏ và những ảnh hưởng của nó cho cuộc sống sau này, hãy đảm bảo rằng con bạn đang có một khẩu phần ăn cân đối với trái cây và rau xanh, hạn chế thức ăn nhanh và bánh snack tẩm gia vị.

Advertisement

Món ăn dặm dinh dưỡng cho bé 6 tháng tuổi

Từ khoảng tháng thứ 5 hoặc thứ 6 trở đi, sữa mẹ hoặc sữa bột không đáp ứng đủ nhu cầu dưỡng chất cho sự phát triển vượt bậc của trẻ . Trẻ sẽ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm. Việc của mẹ là chuẩn bị sẵn thực đơn cho bé ăn dặm vừa dinh dưỡng vừa ngon miệng .

Mẹ cho con ăn dặm từ 6 tháng tuổi cùng tham khảo thực đơn chi tiết như dưới đây nhé.

 

  1. Cháo thịt heo, bí đỏ

 

Nguyên liệu

Cháo/bột gạo :  4 muỗng canh

Bí đỏ (băm nhuyễn) :  1 muỗng canh

Thịt heo (nạc, băm nhuyễn)  : 1 muỗng canh

Dầu ăn  : 1 muỗng canh

Nước  : 1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

  1. Cho thịt heo vào nấu với nước/hoặc cháo.
  2. Cho bí đỏ vào nấu mềm, để bớt nóng.
  3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

 

  1. Cháo đậu hũ, cà rốt

Nguyên liệu

Cháo/bột gạo :   4 muỗng canh

Cà rốt (băm nhuyễn) :  1 muỗng canh

Đậu hũ non (tán nhuyễn) :  1 muỗng canh

Dầu ăn :  1 muỗng canh

Nước  : 1 chén (nếu dùng bột gạo)

 

Cách chế biến

  1. Cho cà rốt nấu với nước/hoặc cháo.
  2. Cho đậu hũ vào khuấy đều, đun sôi, để bớt nóng
  3. Trộn bột vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

 

Cháo đậu hũ – rau đay

 

Nguyên liệu

Cháo/bột gạo   :  4 muỗng canh

Rau đay (lá, băm nhuyễn) : 1 muỗng canh

Đậu hũ non (tán nhuyễn)  : 1 muỗng canh

Dầu ăn  :1 muỗng canh

Nước :  1 chén (nếu dùng bột gạo)

Cách chế biến

  1. Cho rau đay vào nước, bắc lên bếp đun sôi.
  2. Cho đậu hũ vào nấu chín, bắc xuống và chờ cho nguội bớt.
  3. Trộn bột/cháo vào, thêm dầu ăn, khuấy đều

Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật

 

Cháo rau chân vịt

 

Nguyên liệu:

Cháo trắng: 2 thìa cà phê;

Rau chân vịt nghiền: 2 thìa cà phê

 

Cách làm:

Rau chân vịt rửa sạch, chỉ lấy phần lá. Luộc cho tới khi chín mềm rồi nghiền nhỏ.

Sau đó trộn với cháo trắng.

 

Chú ý:

Các loại rau có lá rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ.

 

Súp khoai tây sữa

 

Nguyên liệu:

1/8 củ khoai tây,

1/2 cup sữa (60ml)

 

Cách làm:

Khoai tây gọt vỏ, cắt nhỏ rồi luộc chín.

Sau đó cho tiếp khoai tây vào sữa đã pha thành dạng lỏng, đun ở lửa nhỏ cho tới khi mềm nhừ.

Cuối cùng là nghiền thành súp.

 

Chú ý:

Đây là món ăn dễ tiêu và thơm ngon cho tất cả các thành viên trong gia đình.

 

Ngoài những món kể trên các mẹ có thể chăm sóc em bé của mình bằng những món ngon , bổ dưỡng như nấm đùi gà , cách làm bánh flan , cháo lươn ..được thay đổi hằng tuần cho bé

Phát triển kỹ năng nói cho trẻ

Ngay từ khi mới sinh, trẻ sơ sinh đã học kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và có thể phản ứng với các âm thanh khác nhau. Rèn luyện ngôn ngữ không chỉ là học cách phát âm bà bà, mẹ mẹ; lắng nghe, hiểu và ghi nhớ tên của những người và đồ vật xung quanh cũng là một phần của phát triển kỹ năng này.

 

Làm gì để giúp bé học nghe và nói:

 

– Bắt chước các âm thanh của bé để khuyến khích giao tiếp hai chiều.

Trò chơi trong nhà đơn giản như ú òa, thọc lét (cù).

– Nói chuyện với bé, dùng các câu ngắn gọn và đơn giản.

– Gọi tên và chỉ vào các đồ vật bé có thể nhìn thấy, nghe thấy như quả bóng, ô tô, máy bay.

– Hát hoặc đọc thơ cùng con.

– Mở rộng thêm các từ đơn giản, chẳng hạn bé nói “ô tô”, bạn nói “đẩy ô tô”.

– Khen ngợi khi bé cố gắng nói, ví dụ “Đúng rồi, đây là…”

– Mỉm cười và cho bé biết bạn đang lắng nghe con.

– Cùng bé xem sách và giải thích cho con về các hình minh họa.

– Tạo điều kiện để bé giao tiếp, chẳng hạn cho con lựa chọn giữa hai đồ vật; đưa đồ chơi ra xa tầm với để buộc bé phải tìm cách xin (bằng âm thanh, chỉ tay hay nhìn bạn rồi nhìn đồ chơi, nắm tay bạn). Tương tự như vậy, đợi bé nhờ giúp rồi mới đáp ứng yêu cầu của con.

– Chú ý duy trì giao tiếp bằng mắt từ cả hai phía khi cha mẹ nói chuyện với con.

– Đưa con đi dạo, vào công viên hoặc những khu vui chơi, giải thích cho con về những nơi này để giúp bé nhận biết thế giới mới.

– Hạn chế thời gian bé ngồi trước màn hình (TV, ipad, điện thoại thông minh và trò chơi điện tử) ở mức dưới 2 giờ mỗi ngày. Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ khuyến cáo hoàn toàn không cho trẻ dưới 2 tuổi ngồi trước màn hình.

– Khuyến khích trẻ chỉ xem các chương trình TV có ích cho việc học tập. Giúp bé trở thành người xem chủ động và hiểu những điều diễn ra trên màn hình bằng cách đặt câu hỏi hoặc đưa ra nhận xét về những gì bé nhìn thấy, ví dụ “gấu con làm gì vậy”, “con cũng nhảy được”…

 

Những ngăn trở

 

– Một vấn đề thường gặp nhất của trẻ con ở tuổi này là “chậm biết nói”. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này, và lý do đầu tiên các chuyên gia đề cập đến là có trục trặc với khả năng nghe của bé. Nhiễm trùng tai nếu lặp đi lặp lại có thể ảnh hưởng đến thính giác, từ đó tác động trực tiếp đến khả năng nói. “Nếu thính giác có vấn đề sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng ngôn ngữ của trẻ.”

 

– Hoặc trong một vài gia đình, các thành viên không thường xuyên trò chuyện với nhau, đó cũng là một nguyên nhân quan trọng hạn chế khả năng nói của trẻ con. “Hãy luôn trò chuyện với con, bất cứ điều gì, kể lại việc bạn đang làm cũng được, vì bạn biết bé chỉ có thể học nói thông qua việc nghe mà thôi.”

 

– Trong nhiều trường hợp đặc biệt, có thể xảy ra những vấn đề hiếm gặp hơn. Đó có khả năng là do sự trì hoãn nhận thức, chậm phát triển trí tuệ hoặc thậm chí là bệnh tự kỷ. Đó cũng có thể là vấn đề xảy ra với miệng, như bị tắt lưỡi hay rối loạn trong việc phối hợp các cơ quan phát âm với nhau.

Giúp con phát triển kỹ năng trong thai kỳ

Kinh nghiệm dân gian và khoa học hiện đại đều công nhận rằng từ khi còn trong bụng mẹ, trẻ đã có nhiều khả năng kỳ diệu. Các bà mẹ dễ dàng cảm nhận được sự “học hỏi” và tương tác của con ngay từ những tháng đầu thai kỳ.

 

Nếu biết tác động đúng cách, mẹ sẽ giúp tối đa tiềm năng phát triển não bộ của con, thông qua phát triển kỹ năng then chốt gồm trí thông minh, vận động, cảm xúc và giao tiếp. PGS.TS. Nhà giáo nhân dân Nguyễn Võ Kỳ Anh, Viện trưởng Viện nghiên cứu giáo dục phát triển kỹ năng con người sẽ giúp bạn khám phá những “bí mật thai kỳ”.

Kích thích thị giác để con cải thiện trí thông minh

 

Có một mối liên hệ rõ ràng giữa việc kích thích thị giác với sự phát triển não bộ của bé. Các nghiên cứu khoa học cho thấy khả năng tập trung của trẻ được cải thiện rõ rệt trong những năm đầu đời, nếu trẻ được kích thích phát triển thị giác ngay từ trong thai kỳ.

 

Để kích thích cho thị giác của bé phát triển mỗi ngày mẹ bầu có thể dành vài phút chiếu ánh sáng đèn pin di chuyển trên bụng hoặc mẹ. Mẹ cũng có thể tắm nắng từ 15 – 20 phút mỗi ngày để con được tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên. Ngoài ra, trong suốt thai kỳ, mẹ cần bổ sung 150 – 200mg DHA/ ngày,để cải thiện chức năng võng mạc

 

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng đến sự vận động của trẻ

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống của mẹ cũng ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng vận động của bé. Nhà khoa học người New Zealand, Ebert chứng minh nếu mẹ ăn quá nhiều dầu mỡ, làm thay đổi nồng độ chất béo trong nước ối, thai nhi sẽ có biểu hiện bất an với nhiều cựa quậy bất thường. Hoặc khẩu phần ăn của mẹ có thêm đường thì con sẽ phải cong người lên để hút nước ối.

 

Ngoài việc đảm bảo chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý để bé phát triển tốt thì mẹ cũng có thể áp dụng các bài tập thai giáo kích thích khả năng vận động của con như dùng các ngón tay ấn nhẹ vào bụng ở các vị trí khác nhau, bé sẽ “đạp” phản ứng lại. Ngoài ra, việc mát xa nhẹ nhàng di chuyển ngón tay trên bụng cũng là cách dẫn dắt sự vận động của thai nhi.

 

Khả năng thần giao cách cảm và sự phát triển cảm xúc tích cực

 

Trong thai kỳ, bé không chỉ tương tác được với môi trường bên ngoài, mà còn cảm nhận được suy nghĩ của mẹ thông qua thần giao cách cảm.

 

Nhiều nghiên cứu cho thấy, thai giáo bằng âm nhạc giúp bé phát triển cảm xúc. Khi mẹ giữ được tâm trạng thoải mái, thư giãn nhẹ nhàng thì con cũng sẽ phát triển cảm xúc tích cực. Thính giác của bé phát triển rất sớm, từ tuần thứ 6 và đến tuần thứ 20, bé đã có thể nghe được những âm thanh bên ngoài.

 

Ngoài ra, mẹ bầu nên có chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thật khoa học, sắp xếp nhà cửa, môi trường sống thật ngăn nắp, trang điểm nhẹ nhàng… tất cả những hành động của mẹ bầu đều ảnh hưởng đến sự hình thành cảm xúc và nhân cách của con.

 

Trò chuyện cùng thai nhi, bé có khả năng biết nói sớm hơn

 

Từ tháng thứ 3, hãy cho bé làm quen với ngôn ngữ bằng cách trò chuyện với con thường xuyên. Đặc biệt, nếu có sự tham gia của bố, thai giáo sẽ càng hiệu quả. Bố có thể vừa ấn nhẹ vào bụng vừa nói: “Bé ơi, bố đây”, con sẽ đạp chân trả lời. Một nghiên cứu khoa học tại Mỹ đã chứng minh khi thực hiện bài tập thai giáo này, bé sẽ phát triển ngôn ngữ sớm hơn sau khi sinh.

Phát triển kỹ năng vận động của bé

Từ một em bé sơ sinh mẹ luôn phải bế bồng đến một đứa trẻ chạy nhảy tung tăng là một quá trình phấn đấu đáng nể của trẻ trong những năm đầu đời. Đó không chỉ là việc của đôi bàn chân bé nhỏ mà còn là sự vận động toàn thân rất phức tạp. Hãy xem bé phát triển kỹ năng vận động như thế nào trong 5 năm đầu đời nhé!

 

Lưu ý rằng lịch trình dưới đây chỉ mang ý nghĩa tham khảo, các mốc thời gian mẫu dựa trên độ tuổi trung bình mà trẻ nhỏ đạt được các mốc phát triển chính; tuy nhiên, biên độ thời gian cho mỗi mốc phát triển là khá rộng và trẻ con mỗi đứa có một tốc độ lớn của riêng mình. Chẳng hạn có trẻ biết chập chững biết đi khá sớm từ lúc 8 tháng tuổi, nhưng có bé đến 17 tháng mới biết đi, và cả hai trường hợp đều hoàn toàn bình thường. Nếu bạn linh cảm thấy điều không ổn với con mình, hãy mạnh dạn đề cập với bác sỹ để được tư vấn cụ thể.

 

Năm đầu đời

Từ mới sinh đến 2 tháng tuổi: Trẻ sơ sinh đã có phản xạ bước đi ngay từ lúc chào đời. Khi bạn bế đứng bé trên mặt phẳng rắn, bé sẽ di chuyển chân như đang đi. Phản xạ này mất đi khi bé được 6 tuần tuổi.

 

Từ 3 đến 4 tháng tuổi: Bé có thể nâng được đầu và ngực lên khỏi sàn với sự hỗ trợ của tay khi bé được đặt nằm sấp. Động tác này giúp rèn luyện các cơ thân trên rất cần thiết cho việc đi lại sau này.

 

5 tháng tuổi: Bé có thể nhún chân khi được bế đứng. Cử động này là cách để bé rèn luyện sức mạnh của đôi chân. Lưu ý cho bố mẹ: Hãy nhớ kiểm tra tính an toàn của nhà bạn trước khi bé có thể tự di chuyển.

 

Từ 6 đến 8 tháng tuổi: Bé học ngồi. Tư thế ngồi giúp phát triển sức mạnh của cổ bé, khả năng kiểm soát đầu, khả năng thăng bằng và phối hợp cơ thể; phát triển kỹ năng này cần thiết và quan trọng để bé có thể tập đi sau đó. Phần lớn các bé cũng tập bò trong khoảng 6 đến 10 tháng tuổi, nhưng một số bé có thể trốn bò và chuyển sang tập đi.

 

8 tháng tuổi: Bé có thể tự đứng khi vịn vào thứ gì đó xung quanh. Khoảng vài tuần sau, bạn sẽ thấy con mình bắt đầu đi men, hoặc bước từng bước chân sang ngang trong khi bám vào thành.

 

Từ 9 đến 10 tháng tuổi: Bé biết tự kéo mình đứng lên bằng cách bám thành ghế hay chân bàn. Bé cũng đã biết cách khuỵu gối để ngồi xuống sau khi đã đứng lên.

 

11 tháng tuổi: Bé có thế đứng mà không cần đỡ trong vài giây, và có thể bước đi nếu được bạn dắt tay bé.

 

Giai đoạn đầy năm và chập chững

 

Từ 11 đến 14 tháng tuổi: A, bé đã thực sự đi được những bước đi đầu đời! Ở mốc 13 tháng tuổi, cứ 4 bé thì có đến 3 bé đã có thể đi được dù còn khá vụng về lúng túng. Để giữ thăng bằng cho những bước đi đầu tiên, bé thường đưa hai tay ra trước khi chập chững bước đi. Không lâu sau đó, con bạn sẽ học được cách ngồi thụp xuống và đứng lên trở lại.

 

Từ 14 đến 15 tháng tuổi: Con bạn có thể sẽ rất thích những trò chơi trong nhà như trò chơi kéo và đẩy đồ chơi, và bé còn biết đi giật lùi nữa đấy.

 

Dấu hiệu cảnh báo: Nếu đến 14-15 tháng tuổi mà con bạn vẫn không thể chập chững bước đi, bạn hãy cho bé đi khám. Mặc dù thời điểm này vẫn nằm trong biên độ phát triển bình thường nhưng đây là lúc bạn nên cho bé kiểm tra xem có vấn đề gì khiến mốc phát triển bị trì hoãn.

 

16 tháng tuổi: Với sự hỗ trợ của người lớn, bé đã có thể bước lên hoặc xuống cầu thang.

 

18 tháng tuổi: Bé đã có thể nhảy theo nhạc.

 

Từ 19 đến 24 tháng tuổi: Con bạn đang tăng tốc từ đi sang chạy. Bé thích cầm thứ gì đó trong tay khi đi. Đến sinh nhật lên 2, bé sẽ học cách nhảy từ bậc thấp xuống sàn.

 

Giai đoạn mầm non

 

Từ 25 đến 30 tháng tuổi: Bé có thể tự đi lên cầu thang một mình nhưng vẫn chưa thể tự đi xuống được đâu bạn ạ. Bé đã chạy rất siêu và đã có thể tham gia vào các trò chơi vận động ngoài trời rất tốt và có thể giúp bạn sắp xếp nhà cửa nữa đấy.

 

Từ 31 đến 36 tháng tuổi: Bé có thể nhảy trên sàn chụm hai chân, và có thể nhảy sang hai bên. Khả năng chạy theo và điều khiển bóng sẽ đến rất sớm sau đó.

 

4 tuổi: Bé tập giữ thăng bằng và nhảy lò cò trên một chân. Bé cũng sẽ phát hiện ra mình thuận chân bên nào hơn.

 

Giai đoạn nhi đồng

5 tuổi: Bé trở nên thuần thục hơn tất cả các kỹ năng trước đó (đi, chạy, nhảy lò cò, nhảy hai chân, nhảy xa) và giờ đã có thể phối hợp chúng với nhau nhịp nhàng.

Trẻ sơ sinh – Những tiếng đồng hồ đầu tiên khi bé chào đời

Bạn có bao giờ tự hỏi rằng mọi việc sẽ như thế nào trong những tiếng đồng hồ đầu tiên khi bé chào đời? Phải chăng bạn sẽ cảm thấy thoải mái ngắm nhìn thiên thần bé bỏng của mình với niềm vui sướng tột cùngvà bắt đầu cuộc hành trình khi làm mẹ? Hay cả hai mẹ con sẽ vẫn phải cần đến sự chăm sóc và theo dõi của bác sĩ? Bạn sẽ không có được câu trả lời cho đến lúc bé chào đời, vì vậy bạn đừng quá lo lắng về lần đầu tiên được gặp mặt bé yêu. Bạn sẽ có khoảng thời gian ngọt ngào để làm quen với bé và những quoãng thời gian sau đó để chăm sóc trẻ sơ sinh.

 

Sinh con là một công việc đầy khó khăn, tổn hao sinh lực và vô cùng mệt mỏi, người mẹ sẽ có cảm giác hoàn toàn kiệt sức ngay sau khi bé vừa chào đời. Nhưng bạn sẽ bạn cảm nhận được niềm hạnh phúc, sung sướng tràn ngập không gì bằng khi bạn có thể được tự tay ôm bé vào lòng. Sau sinh, đa số bà mẹ thường cảm thấy thật nhẹ nhõm và bình yên khi được ôm ấp, nựng nịu thiên thần nhỏ của mình.

 

Một vài giây đầu tiên sau khi sinh, bé không còn tiếp nhận khí oxi và dinh dưỡng qua nhau thai nữa mà chuyển sang tự hít thở và tiêu hóa thức ăn, nước uống. Đây là giai đoạn chuyển đổi từ tuần hoàn bào thai sang tuần hoàn sau khi sinh. Sự thay đổi này diễn ra một cách tự nhiên: một van ở tim bé đóng lại và các mô của phổi tiếp nhận máu. Sau đó, bé có thể bắt đầu hít không khí vào trong phổi đồng thời cung cấp oxi cho máu.

 

Khi bé được sinh ra, dây rốn có thể được kẹp ngay lúc đó, sau 5 phút hoặc có thể lâu hơn khi các xung của dây rốn đã ngưng lại. Thao tác này cũng như việc bạn có muốn giữ lại dây rốn hay khôngphụ thuộc vào trao đổi giữa gia đình và bác sĩ. Trẻ sau sinh vài ngày thường có hơi thở khò khè hay có đàm, nhưng bạn đừng quá lo lắng vì tình trạng này là do bé đã sống trong môi trường nước trong thời gian dài. Tuy nhiên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bạn cảm thấy không yên tâm.

 

Đối với bé, ánh sáng có thể quá chói và âm thanh xung quanh có thể là quá lớn. Nếu không có vấn đề gì nghiêm trọng, hộ sinh sẽ để ánh sáng nhẹ cho bé và giữ không gian yên lặng để bé làm quen dần với thế giới mới ở bên ngoài. Thông thường, hộ sinh sẽ đặt con bạn ngay sát ngực bạn và bé sẽ tự phản xạ theo bản năng. Một số bé có thể tự bú chỉ trong vài giây.

 

Nếu bé được sinh thường, đầu của bé có thể hơi méo mó và kéo dài do quá trình rặn đẻ chui ra từ cơ thể mẹ vì vậy không cần quá lo lắng khi chăm sóc trẻ sơ sinh. Một số trường hợp được hỗ trợ sinh đẻ bằng kẹp forceps hoặc bé được sinh ra quá nhanh có thể dẫn đến vết bầm trên người bé.

 

Cơ thể bé có thể rất trơn do vẫn còn dịch ối, máu và có chất sáp màu hơi vàng trên người tên “vernix” (là chất bảo vệ da bé, có thể phủ toàn thân bé). Da bé cũng có thể  bị bong ra một ít. Dù bé có nhăn nheo hay hồng hào cho lắm thì trông bé cũng đáng yêu vô cùng! Trẻ sơ sinh sau khi sinh vài phút thường rất nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh cho dù rất nhỏ, nên bé sẽ mở mắt ra để nhìn ngắm thế giới mới lạ xung quanh.

 

Khoảng cách để bé có thể tập trung được tốt nhất là khoảng từ 15 đến 30 centimet tương ứng với khoảng cách từ vú đến mặt của mẹ. Vì thế hãy ẵm bé thật gần, có thể bé sẽ tập trung nhìn vào khuôn mặt và nhớ được giọng nói của bố mẹ.

 

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau sinh có nhiều vấn đề cũng gây tranh cãi như tắm cho bé vì tắm bé sơ sinh  trong những ngày đầu sau sinh sẽ làm giảm thân nhiệt và mất đi lớp vernix bảo vệ da bé, khiến làn da nhạy cảm của bé dễ bị tổn thương.

 

Bạn nên tham khảo ý kiến với chồng và hộ sinh trước đó để lựa chọn biện pháp bạn mong muốn. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm trong vòng 1 đến 2 tiếng đầu tiên sau sinh nhưng vài ngày sau trẻ có thể ngủ được nhiều hơn.

Phòng tránh suy dinh dưỡng ở trẻ

Suy dinh dưỡng ở trẻ không còn là vấn đề nan giải khi đời sống vật chất và tinh thần của xã hội ngày một dồi dào hơn. Tuy nhiên suy dinh dưỡng không chỉ còn là sự thiếu cân trầm trọng mà còn được đánh giá dựa trên nhiều yếu tố hơn thế. Cùng tham khảo triệu chứng và cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ để có biện pháp chăm sóc em bé tốt nhất.

Triệu chứng suy dinh dưỡng

Bé chậm tăng cân, đứng cân hoặc sụt cân. Bên cạnh đó trẻ suy dinh dưỡng thường biếng ăn, ăn ít, môi xanh, niêm mạc mắt nhợt nhạt.

Trẻ hay buồn bực, quấy khóc, ít vui chơi, kém linh hoạt. Các bắp thịt mềm nhão, bụng to dần. Trẻ chậm phát triển vận động: chậm biết lẫy, ngồi, bò, đi, đứng.

Nguyên nhân suy dinh dưỡng

Do nuôi dưỡng kém, như mẹ không có sữa hoặc thiếu sữa, phải nuôi sữa ngoài..

Cho trẻ ăn dặm quá sớm (dưới 4 tháng) và cho ăn không đủ chất dinh dưỡng, cai sữa cho trẻ quá sớm (dưới 1 năm)

Tình trạng kiêm khem, bắt trẻ ăn cháo muối, hoặc ăn bột, ăn cháo với nước mắm, mì chính kéo dài trong và sau các đợt bị tiêu chảy của nhiều bà mẹ cũng là một trong những nguyên nhân quan trọng gây suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ.

Ngoài ra phải kể đến những bệnh nhiễm khuẩn như sởi, ho gà, viêm phổi, lao, hội chứng lỵ làm cơ thể trẻ suy yếu, biếng ăn, rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng làm trẻ bị suy dinh dưỡng.

Cách phòng chống suy dinh dưỡng ở trẻ

Trong thời gian mang thai, người mẹ cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý để cuối thai kỳ phải tăng ít nhất 8 – 10kg; tránh bị lây nhiễm các bệnh cấp tính nhất là các bệnh do virus gây ra.

Những trẻ dễ bị suy dinh dưỡng là những trẻ sinh non, sinh nhẹ cân (<2500g) hoặc trẻ không được bú sữa mẹ hoặc không bú đủ sữa. Vì thế, trong 6 tháng đầu thì sữa mẹ luôn là thức ăn tốt nhất nhưng nếu thiếu sữa hay mất sữa thì cần dùng các sản phẩm sữa thay thế phù hợp với lứa tuổi.

Trẻ nằm trong độ tuổi từ 6 – 12 tháng cũng có nguy cơ bị suy dinh dưỡng, do đây là thời kỳ trẻ ăn dặm, có nhu cầu dinh dưỡng cao, rất cần cho sự thích ứng với môi trường. Trong thời kỳ này, ngoài bú mẹ, trẻ cần được bổ sung bên bột. Chế độ dinh dưỡng trong thực đơn ăn dặm của trẻ phải đầy đủ các thành phần tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất.

Bên cạnh đó, cha mẹ cần theo dõi biểu đồ tăng trưởng của trẻ để phát hiện sớm trẻ suy dinh dưỡng và kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng cho bé

Những trẻ hiện đang mắc các bệnh nhiễm khuẩn như: bệnh sởi, tiêu chảy hay viêm đuờng hô hấp cũng nằm trong nhóm mắc bệnh suy dinh dưỡng cao, cần có một chế độ chăm sóc đặc biệt dành cho trẻ.

Khi trẻ bị tiêu chảy, nhất thiết không bắt trẻ kiêng ăn, khi trẻ sốt cao nên cho uống nhiều nước và cho ăn thức ăn lỏng.

Thực phẩm cho mẹ bị ốm nghén

Khi mang thai 3 tháng đầu  thai kỳ, hầu hết các mẹ đều trải qua những cơn ốm nghén, thèm ăn cùng những dấu hiệu có thai khiến cơ thể rất mệt mỏi. Dưới đây là một số thực phẩm có thể giúp mẹ vượt qua cơn ốm nghén.

Trái cây chua

Với rất nhiều mẹ bầu, khi ốm nghén các loại quả chua như cóc, xoài, khế, me… là thứ giảm được cảm giác nhạt miệng. Tuy nhiên bạn cũng không nên ăn món này quá nhiều hoặc vào lúc đói vì chúng sẽ khiến dạ dà bị kích thích nhiều hơn, càng tạo cảm giác buồn nôn nhiều hơn.

Thay vào đó để cải thiện tình trạng chán ăn khi ốm nghén, bạn cũng có thể lựa chọn 1 số món ăn chế biến từ các loại quả chua để ăn kèm với cơm như canh chua cá lóc, canh sấu thịt nạc, tép rang khế, cá kho khế, gỏi cóc… Những món ăn có vị chua chua, thanh thanh sẽ kích thích khẩu vị, rất hiệu quả trong việc “đưa cơm” ở một số bà bầu.

Các món ăn từ gừng

Theo y học cổ truyền, gừng có vị cay, tính ấm, là vị thuốc hiệu quả trong việc chữa buồn nôn, rối loạn dạ dày. Do đó, nếu bạn bị ốm nghén, những món chế biến từ gững sẽ giúp bạn giảm các triệu chứng, ổn định dạ dày, chống buồn nôn.

Trà gừng, kẹo gừng, ô mai sấu gừng, mứt gừng… là một số lựa chọn tiện lợi và “gọn nhẹ” cho các mẹ bầu trong thời gian làm việc ở công sở.

Ngoài ra nếu cơn ốm nghén khiến bạn khó ăn uống thì những món ăn chính như canh gà/bò nấu gừng, , cá hấp gừng, bò (cá, gà) kho gừng… là những món bạn nên đưa vào thực đơn.

Trái cây thuộc họ cam

Các loại quả quen thuộc như chanh, quất hay cam đều có tác dụng chống nôn và an thai rất tốt. Chỉ cần vài lát chanh chấm muối (hoặc nước chanh muối, nước chanh đường) hay vài múi quýt cũng có thể làm giảm cơn buồn nôn của bạn ngay tức thì. Đặc biệt tinh dầu trong vỏ chanh, quýt cũng có tác dụng rất tốt. Do đó nếu bị nghén, bạn cũng có thể thử dùng món trà vỏ chanh, quýt (thái nhỏ pha với nước nóng).

Nếu có thời gian, bạn cũng nên thử món sinh tố chanh bổ dưỡng, làm nhanh chỉ trong 5 phút. Cách làm tham khảo: 1 quả chanh vắt nước, 1 quả táo hoặc 1 quả lê, 1 thìa mật ong. Cho tất cả nguyên liệu vào xay nhuyễn, thêm chút nước nếu quá bạn cảm thấy quá đặc (định lượng và các loại nguyên liệu bạn có thể thay đổi sao cho vừa khẩu vị).

Ngoài ra bưởi cũng là một lựa chọn tốt dành cho mẹ bầu trong 3 tháng đầu ốm nghén. Bưởi không chỉ có tác dụng chống nôn mà còn chứa nhiều vi chất bổ dưỡng như vitamin và chất khoáng. Bưởi còn là “vị thuốc” tuyệt diệu cải thiện tình trạng táo bón thai kỳ.

Ô mai và các loại hạt

Hạt hướng dướng, hạt điều, óc chó hạnh nhân, hạt bí hoặc 1 số loại ô mai là món ăn vặt giúp cải thiện tình trạng ốm nghén cho rất nhiều mẹ bầu. Theo nhiều người, cảm giác ăn vặt, ngồi tí tách “cắn hạt dưa” sẽ giúp họ quên đi cảm giác nôn nao, ám ảnh của những cơn ốm nghén. Một số loại hạt khô này cũng được coi là món ăn tốt cho sức khỏe (ví dụ hạt hướng dương chứa nhiều protein, vitamin E và một số loại axit giúp tăng cường sức đề kháng cũng như giúp an thai; hạt óc chó chưa nhiều vitamin E, omega3, phốt pho, rất tốt cho sự phát triển trí não của thai nhi).

Ngoài việc đóng vai trò là món ăn vặt, một số loại hạt, quả khô kết trộn cùng sữa tươi cũng sẽ là một món ăn sáng bổ dưỡng dành cho bà bầu (bạn có thể mua sẵn ngũ cốc hạt khô bán sẵn tại các siêu thị, cửa hàng).

Thai nhi 3 tháng đầu và sức khỏe bà bầu

Bạn có dấu hiệu mang thai lần đầu và háo hức muốn biết sự hình thành thai nhi và thai nhi đã phát triển và lớn lên tới đâu rồi, giới tính thai nhi, tay chân con thế nào, đã biết cử động chưa, tuần thứ mấy thì có tim thai, … Quá trình chuyển đổi từ một trứng được thụ tinh thành một em bé với hình hài đầy đủ là chặng đường đầy cảm hứng. Dưới đây là những cột mốc lớn mà thai nhi trong bụng mẹ thường đạt được trong 3 tháng đầu. Bắt đầu từ những dấu hiệu nhận biết có thai. tất cả được mô phỏng như dưới đây:

bien-chung-thai-ky

Sự phát triển của thai nhi khi mang thai 3 tháng đầu

Tuần thai thứ 3: Vào tuần thứ 3 của thai kỳ, trứng được thụ tinh đã phân chia thành hàng trăm tế bào, gọi là túi phôi. Trong túi phôi này đã có chứa một bộ DNA đầy đủ của bạn và cha đứa trẻ. Bộ DNA đó sẽ quyết định giới tính, màu mắt và một số đặc điểm khác của em bé sau này.

Tuần thai thứ 4: Túi phôi đã phát triển thành phôi thai. Chỉ trong vòng 6 tuần tới, tất cả các bộ phận trên cơ thể của thai nhi sẽ bắt đầu phát triển, thậm chí một số sẽ bắt đầu hoạt động, điển hình là trái tim của bé. Người mẹ cần chú ý tới dinh dưỡng trong giai đoạn này, ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu là câu hỏi thường được các mẹ nhắc tới khá nhiều.

Tuần thai thứ 5: Ở tuần này, phôi thai phát triển với tốc độ chóng mặt. Một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ sớm phát triển thành trái tim của con bạn.

Tuần thai thứ 6: Trái tim nhỏ dù mới chỉ bằng kích cỡ của 1 hạt vừng nhưng đã bắt đầu đập. Một số đặc điểm của khuôn mặt như mắt, lỗ mũi đang bắt đầu hình thành. Phôi thai đã phát triển hơn trước với kích thước khoảng 6.35mm và trông giống như một con nòng nọc. Trên thân của “chú nòng nọc” đã bắt đầu chồi ra những mầm bé xíu mà sau này sẽ thành chân và tay. Bạn mới bắt đầu nhận thấy rõ những triệu chứng mang thai.

Tuần thai thứ 7: Ở tuần thai này, khi đi siêu âm, bác sỹ cũng đã có thể cho bạn biết một điều hết sức kì diệu, đó là: đã nghe thấy nhịp tim em bé trong bụng bạn đập.

Tuần thai thứ 8: Cánh tay và chân của bé đang phát triển, trên bàn tay cũng đã bắt đầu hình thành các ngón. Mũi và môi trên cũng dần xuất hiện. Đặc biệt, máu bắt đầu chảy trong hệ thống tuần hoàn sơ khai. Bé bắt đầu có một số cử động, tuy nhiên rất nhẹ nên bạn hầu như không cảm nhận được điều gì.

Tuần thai thứ 9: Tuần thai này là mốc phôi thai đã chính thức được gọi là bào thai thực sự. Mắt đã hoàn chỉnh nhưng vẫn nhắm nghiền. Bộ phận sinh dục của bé cũng đã được hình thành nhưng bác sỹ chưa thể phân biệt được giới tính thông qua siêu âm. Nếu bạn muốn biết chính xác thông tin này thì nó chỉ có thể được xác thực ở 3 tháng giữa thai kỳ.

Tuần thai thứ 10: Móng tay nhỏ bé hình thành trên các ngón tay, ngón chân. Tóc và lông tơ bắt đầu phát triển trên da. Chồi răng được hình thành, xương đang phát triển. Mí mắt của bé đã khép lại và sẽ nhắm cho đến tuần thứ 27 nhưng bé vẫn nghe được các hoạt động từ bên ngoài thông qua đôi tai đã hoàn chỉnh.

Tuần thai thứ 11: Sự phát triển đặc biệt nhất của bé trong tuần thai này là phản xạ. Bé đã có thể bắt đầu nuốt và đá chân. Ngón tay bé có thể bắt đầu xòe ra và nắm lại được, các ngón chân cụp lại, và miệng sẽ có cử động mút.

Tuần thai thứ 12: Ở tuần thai này, một đặc điểm đặc biệt chỉ duy nhất bé mới có đã hình thành: dấu vân tay đã hình thành trên các đầu ngón tay nhỏ xíu của bé. Đây là cột mốc quan trọng của 3 tháng đầu thai kỳ và cũng là lúc bạn nên có buổi thăm khám quan trọng đầu tiên với bác sĩ sản khoa.

Sức khỏe bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ

Chăm sóc thai nhi khi mang thai là điều quan tâm đầu tiên. Ăn một chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý là một trong những điều quan trọng nhất bạn có thể làm cho bản thân và em bé. Bên cạnh việc chọn thực đơn hàng ngày cho bà bầu, có một vài loại thực phẩm mà bạn nên cẩn thận hơn khi quyết định ăn: Thịt, trứng và cá không nấu chín hoàn toàn có thể đặt bạn vào nguy cơ bị nhiễm trùng. Bạn không nên ăn nhiều hơn 2 hoặc 3 khẩu phần cá mỗi tuần (bao gồm cả cá đóng hộp), tuyệt đối không ăn cá mập, cá kiếm, cá thu hoặc cá kình (chúng có khả năng chứa nồng độ thủy ngân cao, có thể khiến bé bị ảnh hưởng xấu).

Kiểm tra mẫu nước tiểu để biết chính xác bạn có nằm trong nhóm bà bầu có nguy cơ bị bệnh tiểu đường hay tiền sản giật (một loại huyết áp cao trong thời gian mang thai) hay không? Xét nghiệm máu để kiểm tra xem bạn có bị thiếu máu hay không? Số lượng tế bào máu, các bệnh truyền nhiễm (nếu có như bệnh giang mai và viêm gan) trong cơ thể bạn như thế nào? Tham khảo thực đơn của bác sỹ nên ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu. Tất cả những câu hỏi đó rất quan trọng, nó cho phép các bác sĩ tiếp cận được với tình trạng sức khỏe của bạn một cách tốt nhất.

Hành trình mang thai và sinh con

Ngay từ khi biết mình có những dấu hiệu có thai đầu tiên, cảm nhận một mầm sống ngày từng ngày lớn lên trong cơ thể, cơ thể bạn bắt đầu thay đổi và nhiều mệt mỏi kèm theo đó. Có nhiều mẹ còn ngờ ngợ về thai nhi nên thử thai thì tính ngày rụng trứng, làm tất cả các phương pháp chỉ để tin là mình có em bé thật rồi. Sẽ có rất rất nhiều những điều khó chịu, dở khóc dở cười của những biến chứng thai kỳ mang đến cho bạn nhưng trên hết là niềm hạnh phúc vì sắp được Làm Mẹ!

cham-soc-thai-nhi-3-thang-giua-ky3

Bạn mong chờ thiên thần của mình trào đời cùng với bao hi vọng, dự định cho đứa con yêu. Tò mò muốn biết giới tính thai nhi là trai hay gái, muốn biết bao nhiêu tuần thì có tim thai, nên kiêng gì và ăn gì khi mang thai 3 tháng đầu…? Bạn bắt đầu lục tung internet để tìm câu trả lời cho những thắc mắc của mình, cũng không quên tìm hiểu cách để chăm sóc thai nhi tốt nhất, lo chuẩn bị đồ sơ sinh như thể ngày mai con ra đời rồi vậy. Tất cả làm nên những cảm xúc mới mẻ cho cuộc sống của người mẹ!

Những dấu hiệu mang thai đôi khi không rõ ràng cho đến khi vài tuần, thậm chí bạn đã mang thai tháng đầu tiên. Có nhiều phụ nữ thậm chí sẽ không cảm giác gì khác lạ. Vì vậy, có thể trong giai đoạn đầu thai kỳ bạn không cảm thấy gì khác biệt. Nhưng cho dù thân thể ban cảm thấy thế nào đi nữa, có khả năng cảm xúc của bạn sẽ thay đổi rõ rệt. Đó có thể là do sự thay đổi của những nội tiết tố trong cơ thể kết hợp cùng với tâm trạng sắp được làm mẹ.

Mang thai 3 tháng đầu là thời điểm quan trọng để diễn ra sự hình thành thai nhi, vì vậy những hoạt động hằng ngày của mẹ, thực đơn kiêng cữ mẹ nên nắm rõ để tránh những trường hợp sảy thai đáng tiếc, thực đơn hàng ngày cho bà bầu cần đủ các chất đạm, caxi, chất béo, vitamin…Các mẹ có thể thử các món ăn mới lạ và tốt cho thai kỳ như như trứng ngỗng chiên nấm đùi gà, salad nga…học cách làm bánh flan làm món tráng miệng hấp dẫn.

Mang thai tháng thứ 6, mẹ cần đề phòng kẻo sinh non. Thông thường thì dự tính thời điểm sinh con thuộc phạm vi 2 tuần, từ tuần thứ 38 trở về trước. Khi sinh con khoảng trước thời gian đó thì phần nhiều được coi là sinh non. Nếu từ tuần 28 trở về trước mà sinh con là chưa đủ tháng thì nguy cơ tử vong của trẻ khá cao, tất nhiên y học ngày càng tiến bộ thì vẫn có khả năng cứu sống, nhưng cần phải hết sức đề phòng.

Thai nhi 34 tuần – Bạn đã sắp đến đích rồi. Chỉ còn 6 tuần nữa thôi là bé sẽ ra đời, và em bé thì vẫn đang tiếp tục tự hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung. Bạn sẽ có một cảm giác giống như sự bình yên trước cơn bão ở tuần thai này. Đã sắp đến ngày bạn có thể ôm con mình vào lòng, nhưng ngày đó cũng không thực sự quá gần đến mức nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào. Với nhiều bà mẹ thì đây là thời gian chuẩn bị tâm lý trước khi sinh và tận hưởng những tuần cuối của thai kì và chuẩn bị đồ sơ sinh cho bé: bỉm dán, tã lót sơ sinh, khăn tắm, vớ, tã giấy huggies, bao tay, tã lót bé sơ sinh…

Rồi cũng chạm tới cái mốc 40 tuần thai, mẹ nào mà không sốt ruột nhưng đôi khi đứa con tinh nghịch lại chọc bạn với những dấu hiệu chuyển dạ giả và làm cho mẹ bầu chạy tới lui bệnh viện vài lần. Giờ thì bạn thực sự muốn biết dấu hiệu sắp sinh như thế nào. Những tâm lý lo lắng trước khi sinh hay phân vân chọn sinh thường hay sinh mổ thế mà cũng khiến mẹ đắn đo mãi. Quá trình sinh con đúng là những điều bí ẩn với một người mẹ trẻ, bạn không hình dung được những gì sẽ xảy ra đằng sau cánh cửa phòng sinh và không quên tự động viên mình cố gắng, chịu đựng con đau đang tới. Rồi thì sau những nỗ lực tưởng chừng không thể, bé con của bạn cũng đã trào đời trong niềm hạnh phúc vỡ òa của bạn, của ông xã và cả gia đình bạn. Bạn có thể mỉm cười hạnh phúc cũng thật nhẹ nhàng vì mình đã vượt cạn thành công. Không chỉ chăm sóc phụ nữ sau sinh mà cả chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi sinh là một hành trình dài cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng, sự kiên nhẫn. Có rất nhiều phụ nữ rơi vào trạng thái căng thẳng hoặc nghiêm trọng hơn là bệnh trầm cảm sau sinh khi họ không có đủ kiến thức cũng như hiểu biết trong giai đoạn này. Giờ đây, tưởng chừng như mọi lo lắng đã qua, nhưng không, bạn lại bắt đầu vào một cuộc hành trình mới cũng gian nan không kém. Hành trình chăm sóc bé và nuôi dạy con yêu khôn lớn.